- Bẫy thư rác – Spam Trap là gì
- 4 loại bẫy thư rác thường gặp
- Làm thế nào để nhận diện một địa chỉ email là bẫy thư rác ?
- Giải pháp để tránh bị rơi vào spam trap
Bẫy thư rác là gì ?
Là một nhà tiếp thị email, nếu bạn đang tìm hiểu về các bộ lọc thư rác thì không nên bỏ qua khái niệm Spam Trap. Đây là một trong những thuật ngữ cơ bản trong email marketing. Spam Trap là gì ?
Spam Trap hay còn gọi là Bẫy thư rác. Đây là địa chỉ email giả dùng làm mồi để bắt những kẻ gửi thư rác. Và chúng không phục vụ cho mục đích liên lạc thông thường. Các “bẫy” này được ẩn và hầu như không thể phát hiện. Nơi rõ ràng để tìm thấy chúng là trong danh sách địa chỉ email ngẫu nhiên trên internet.
Ai tạo ra và duy trì Spam Trap ?
- DNSBL – Những dịch vụ đưa tên miền vào danh sách đen. Họ sở hữu 92% bẫy thư rác và phân phối chúng ở nhiều vị trí ẩn khác nhau trên khắp các website. Tổ chức DNSBL thường hoạt động ở những nơi như diễn đàn công cộng và blog. Hầu hết họ đều có khuôn khổ và mạng đối tác riêng để đặt bẫy spam trên internet.
- ISP – Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet chính đều duy trì hệ thống bẫy riêng. (Gmail, Yahoo, AOL…. mỗi tổ chức thiết kế bẫy khác nhau). Trúng loại spam trap này thậm chí còn tệ hơn so với một số loại của DNSBL. Bởi nó có thể khiến miền gửi và địa chỉ IP của bạn bị liệt vào Blacklist VĨNH VIỄN. Việc được xóa tên khỏi danh sách gần như không thể xảy ra. Điều này đồng nghĩa với danh tiếng gửi của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các địa chỉ email bẫy thư rác hoạt động như thế nào ?
Những kẻ gửi thư rác thường sử dụng công cụ quét data để thu thập địa chỉ email trên các trang. Sau đó, bán cho nhiều công ty khác nhau để kiếm tiền. Hầu hết phần mềm thu thập thông tin đều không phân biệt được địa chỉ thật với “bẫy”.
Email Spam Trap không bao giờ hiển thị trực tiếp hoặc công bố trên bất kỳ trang web nào. Bởi vậy, nếu bất kỳ ai gửi tới nó, tức là họ đã “dính bẫy”. ISP và DNSBL theo dõi spam trap liên tục. Bất kỳ tài khoản nào gửi email đến, sẽ bị liệt vào Blacklist. Những danh sách đen này được lưu hành sâu trong cộng đồng chống thư rác. Nên có thể đánh giá Spam Trap là một cơ chế mạnh giúp hạn chế vấn nạn thư rác.
4 loại bẫy thư rác thường gặp
Spam Trap có thể xuất hiện trong danh sách email nếu bạn không tuân theo các nguyên tắc tiếp thị hợp pháp. Chẳng hạn như:
- Mua data từ các nguồn trực tuyến
- Không theo dõi và xóa các email bị trả lại
- Không thêm người dùng thông qua đăng ký hoặc bất kỳ phương thức chọn tham gia nào khác.
- …. Tất cả đều liên quan đến việc duy trì vệ sinh danh sách kém hay tốt.
Dựa trên hoạt động của người gửi, có 4 loại email spam trap được tạo và phân phối trên internet.
1 – Spam Trap cổ điển
Đây còn được gọi là bẫy thư rác nguyên sơ. Chúng là những địa chỉ email không hoạt động, không bao giờ được sở hữu bởi một con người thực sự. Do đó, bất kỳ ai gửi email đến địa chỉ này sẽ bị coi là người gửi thư rác. Và ngay lập tức bị đánh dấu Blacklist.
2 – Bẫy thư rác “gieo mầm”
Bao gồm những địa chỉ email ẩn trong các tài nguyên trực tuyến khác nhau như mã nguồn trang web. Hầu hết đơn vị bán data đều sử dụng bot để thu thập email. Chúng chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm và không phân biệt được hàng thật hàng giả. Kết cục là, trong những data này luôn có sự tồn tại của những chiếc “bẫy mầm mống”.
Nếu bạn mua danh sách này và gửi email đến chúng, ngay lập tức sẽ bị gắn cờ spam. Sau khi bị gắn cờ, địa chỉ IP gửi thư và miền của bạn được thêm vào danh sách DNSBL.
3 – Spam trap dựa trên miền bị lỗi đánh máy (sai chính tả)
Như tên cho thấy, những địa chỉ này xuất hiện dưới các miền như yaahoo.com thay vì yahoo.com. Chúng không phải bẫy thư rác cổ điển nhưng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng gửi. Và bạn có thể bị gắn cờ thư rác.
4 – Bẫy thư rác dựa trên địa chỉ email được tái chế
Những địa chỉ email đã được người thật sử dụng trong quá khứ, bị bỏ rơi. Và đến một lúc nào đó, chúng được nhà cung cấp hộp thư đến chuyển thành một cái bẫy – gọi là Bẫy thư rác tái chế.
Dưới đây là thời hạn không hoạt động cho phép của một số nhà cung cấp hộp thư đến. Quá thời gian này, các tài khoản email sẽ được tái chế thành địa chỉ Spam Trap.
Khi ai đó gửi tới bẫy tái chế, ISP sẽ biết rằng họ đang duy trì một danh sách kém chất lượng. Điều này có thể làm tăng khả năng email rơi vào mục spam.
Làm thế nào để nhận diện một địa chỉ email là bẫy thư rác ?
Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ nhìn thì rất khó để xác định spam trap. Bởi chúng giống hệt một địa chỉ email hợp lệ. Tuy nhiên, vẫn có cách mà bạn có thể thử. Đó là dựa trên hành vi của người nhận. Chủ sở hữu không phải là người dùng thực nên sẽ không click, mở hoặc phản ứng với bất kỳ email nào gửi đến. Nếu bạn nhận thấy một số liên hệ không phản hồi hoặc không hoạt động trong thời gian dài (dù là họ không quan tâm) thì hãy loại bỏ chúng ngay lập tức. Bởi khả năng cao họ chính là những cái bẫy spam.
Còn dưới đây là một số mẫu email bạn có thể tham khảo để xác định một tài khoản có phải là bẫy spam không:
- Email giả mạo. Bao gồm những tài khoản không hợp lệ, ví dụ: mmcoms@somenonservice.rel. Đối với nhà cung cấp bẫy, quá dễ dàng để tự động tạo một địa chỉ như thế này. Họ thường sử dụng một tập lệnh để điền các tệp excel với các địa chỉ email giả mạo.
- Email bị lỗi chính tả. Ví dụ: nguyenha@gmaiil.com thay vì nguyenha@gmail.com.
- Hard Bounce. Khi gửi đến bẫy thư rác tái chế, bạn sẽ nhận được thông báo email bị trả lại khó. Dựa theo đây, hãy nhanh chóng loại bỏ liên hệ này khỏi danh sách để bảo vệ danh tiếng miền của bạn.
Giải pháp để tránh bị rơi vào spam trap
Tại sao các nhà tiếp thị email cần tránh bẫy thư rác ?
Thư rác là một vấn đề nghiêm trọng đối với rất nhiều người dùng internet. Theo thống kê năm 2020, chúng chiếm 50,37% tổng lưu lượng email trên thế giới.
Một bẫy thư rác được thiết kế giống như địa chỉ email thực để tìm kiếm các yếu tố khả nghi. Tất cả các thư mà nó nhận được sẽ bị phân loại là spam. Do đó, nếu một địa chỉ gửi đến “bẫy”, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực:
- Các nhà cung cấp danh sách đen và ISP chặn địa chỉ IP => Danh tiếng gửi giảm nghiêm trọng.
- Nguy cơ bị nhà cung cấp dịch vụ email từ chối gửi email để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp của họ.
- ISP của người nhận cấm và đưa vào danh sách những tên miền cần ngăn chặn. Từ đó khiến cho tỷ lệ bounce tăng cao và giảm khả năng gửi.
- Các tổ chức chống thư rác có thể chia sẻ miền xấu với tất cả các ISP mà họ làm việc cùng. Nó dẫn đến việc chặn mọi thư đến từ miền bị báo cáo.
Gợi ý một số cách giúp người gửi hợp pháp tránh rơi vào bẫy spam
Giống như mọi công cụ không phải là 100% chống được lỗi, đôi khi những người gửi hợp pháp cũng bị rơi vào cái bẫy này. Và khiến miền cùng địa chỉ IP bị liệt vào danh sách đen DNSBL.
Hãy cảnh giác với loại email bạn đang thêm vào data. Và đảm bảo tất cả người đăng ký đều được chọn tham gia theo 2 bước.
- Tránh mua danh sách email từ bất kỳ trang web nào. Thay vào đó, hãy sử dụng các biểu mẫu / đăng ký chọn tham gia trực tuyến.
- Thường xuyên kiểm tra tỷ lệ tương tác (số lượng mở và nhấp) để xác định các tài khoản không hợp lệ. Một lời khuyên là bạn nên xóa các liên hệ không hoạt động trong thời gian trên 3 tháng.
- Sử dụng tính năng chọn tham gia 2 lần trước khi thêm người đăng ký. Tức là sau bước khán giả hoàn tất việc điền thông tin trên biểu mẫu, bạn sẽ gửi 1 email đến địa chỉ đăng ký. Mục đích nhằm xác thực thông tin họ cung cấp là chính xác và đang hoạt động.
- Loại bỏ các email bị trả lại. Điều này tốt cho khả năng gửi và danh tiếng miền gửi email của bạn.
- Bạn cũng có thể thử các công cụ xác thực email trước khi thêm nó vào data. Ví dụ như phần mềm kiểm tra email tồn tại Top Verify.
Kết luận
phanmemtop.vn đã trình bày các kiến thức cơ bản về khái niệm Spam Trap – Bẫy thư rác. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng gửi email cùng danh tiếng miền của bạn. Tôi hy vọng rằng hướng dẫn này sẽ giúp bạn tìm ra các lỗ hổng trong thói quen gửi email và tránh các bẫy thư rác. Hãy theo dõi Blog của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức giá trị hàng tuần.